Chi Phí Xây Dựng Nhà Ống Được Tính Thế Nào?

Nhà ống luôn là mẫu nhà phù hợp với những nơi có diện tích đất hẹp, thường là các mẫu nhà mặt phố. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội xây nhà lần hai, lần ba nên phần lớn mọi người thường tính toán chi phí xây nhà và dự trù các khoản cần thiết. Nếu các bạn đang đắn đo về việc tính toán chi phí xây dựng nhà ống thì đừng lo lắng, bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn.

Để cho dễ hiểu thì hãy cùng dự trù kinh phí cho một mảnh đất 4x12m với quy mô xây dựng nhà ống 3 tầng 1 tum. Đây là diện tích thường gặp nhất của nhà ống hiện nay, tùy vào diện tích mà chủ đầu tư sẽ thêm hoặc bớt đi cho phù hợp. 

Dự trù kinh phí trước khi giai đoạn xây dựng nhà ống

Để tránh việc chúng ta rơi vào trạng thái bị động và việc xây nhà diễn ra thuận lợi thì bước đầu tiên là phải dự trù tất cả các chi phí liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế thi công nhà ống. Đây là hai điều kiện bắt buộc phải có, ảnh hưởng đáng kể đến chi phí chung của toàn bộ căn nhà. Đối với căn nhà 3 tầng 1 tum, với diện tích 4x12 có tổng diện tích xây dựng nhà ốngkhoảng 240m2. Chi phí thiết kế sẽ là 240x đơn giá thiết kế. Đơn giá thiết kế sẽ tùy vào từng công ty bạn hợp tác. 

Lời khuyên cho bạn là bạn nên tìm một nhà thầu uy tín thiết kế, xây dựng nhà ống trọn gói hỗ trợ xin giấy phép xây dựng để giảm chi phí, giúp tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ trong giai đoạn xây nhà. 

Dự trù kinh phí giúp bạn an tâm hơn trong quá trình xây dựng nhà ống. 

Dự trù kinh phí giúp bạn an tâm hơn trong quá trình xây dựng nhà ống. 

Dự trù kinh phí trong quá trình xây nhà nhà ống

Cần tính toán chính xác các khoản đầu tư trước khi xây dựng nhà ống.

Cần tính toán chính xác các khoản đầu tư trước khi xây dựng nhà ống.

Xây nhà được chia làm 2 giai đoạn: Xây nhà phần thô và phần hoàn thiện. Chi phí xây nhà sẽ được tách riêng theo 2 giai đoạn trên. Để dự trù kinh phí trong giai đoạn này, cần phải hoàn thiện diện tích xây dựng nhà ống. Dưới đây, chúng tôi sẽ tính tổng diện tích xây dựng đơn giản chỉ dựa theo diện tích đất và quy mô xây dựng. Cụ thể như sau: 

(Hệ số diện tích của mỗi tầng + hệ số phần móng, mái, sân) x chiều dài x chiều rộng x đơn giá phần thô hoặc đơn giá phần hoàn thiện trọn gói. 

Đối với nhà 3 tầng 1 tum, diện tích 4x12m, mỗi tầng ta sẽ tính hệ số heo diện tích là 1. Như vậy, nhà 3 tầng 1 tum có hệ số 4. Tính thêm 1,3m - là hệ số diện tích theo phần móng, mái, sân,... 

Đơn giá xây thô trung bình 3,200,000 đồng/m2 và đơn giá hoàn thiện trọn gói là 5.200.000 đồng/m2. Theo công thức trên: 

  • (4 + 1,3) x 4 x 12 x 3.200.000 = 814.080.000. Giá xây thô cho nhà 3 tầng 1 tum 4x12m sẽ khoảng 810.000 đồng.
  • (4 + 1,3) x 4 x 12 x 5.200.000 = 1.322.880.000. Giá xây hoàn thiện trọn gói cho nhà 3 tầng 1 tum 4x12m sẽ vào khoảng 1.300.000 đồng.

Lưu ý: Đơn giá tính theo m2 trên không bao gồm chi phí tháo dỡ nhà cũ để chuẩn bị mặt bằng thi công và chi phí ép cọc. Dựa trên điều kiện thực tế, tùy vào nền đất mạnh hay yếu và sử dụng loại cọc nào mà sẽ có chi phí phù hợp.

Chi phí xây dựng nhà ống nên nằm trong khoảng số tiền của bạn dự định.

Chi phí xây dựng nhà ống nên nằm trong khoảng số tiền của bạn dự định.

Ngoài ra, chi phí xây nhà còn phụ thuộc vào loại vật tư xây dựng. Chính vì thế chủ đầu tư cần phải có sự thống nhất với nhà thầu để giới hạn chi phí của mình trong thiết kế và xây dựng để đảm bảo sau khi hoàn thiện sẽ phù hợp với khả năng của gia đình mình. 

Chủ đầu tư cũng không nên ký hợp đồng với nhà thầu báo giá m2 với bảng chủng loại vật tư chung chung vì có thể phát sinh chi phí và đội lên tới hàng trăm triệu, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ. 

Dự trù kinh phí sau khi ngôi nhà đã hoàn thiện

Gia chủ nên trao đổi với chủ thầu trong suốt quá trình xây dựng nhà ống.

Gia chủ nên trao đổi với chủ thầu trong suốt quá trình xây dựng nhà ống.

Sau khi công trình được hoàn thành, nhà thầu sẽ cung cấp cho chủ đầu tư biên bản kiểm tra công trình xây dựng và bản vẽ điện nước để chủ đầu tư có thể trực tiếp tiến hành làm thủ tục hoàn công. Đây là điều kiện để đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, trong đó thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. 

Ngoài ra, sau khi hoàn thiện, chủ đầu tư còn phải chi thêm việc sắm sửa nội thất, dựa vào nhu cầu và sở thích của mỗi thành viên mà gia chủ có thể lựa chọn sao cho phù hợp. 

Việc dự trù kinh phí là một việc cần thiết và quan trọng vì sẽ giúp chủ đầu tư an tâm trong quá trình xây dựng nhà ống. Hãy cộng thêm 10% tổng số kinh phí vừa tính toán được để dự trù kinh phí phát sinh phòng khi chủ đầu tư muốn thay đổi thiết kế ban đầu sang vật tư tốt hơn.

Xem thêm bài viết: Điểm Qua Những Mẫu Cửa Sổ Sắt Đẹp Và Ấn Tượng Cho Mọi Không Gian Nhà Ở

Bình luận