Thủ tục nhập trạch là một trong những thủ tục quan trọng không thể thiếu trong văn hóa vào nhà mới của người Việt. Mâm cúng nhập trạch vừa thể hiện lòng thành, sự biết ơn của gia chủ đối với bề trên đồng thời là sự khởi đầu mới cho gia đình luôn bình an, thịnh vượng. Vậy để chuẩn bị cho lễ nhập trạch chúng ta cần chuẩn bị những gì? Hãy theo dõi bài viết “Những nghi thức cần để chuẩn bị cho lễ nhập trạch” dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Cúng nhập trạch về nhà mới.
Lễ nhập trạch là gì?
Lễ nhập trạch là nghi lễ cổ truyền của người Việt trước khi dọn vào nhà mới đã được truyền qua bao đời. Nếu hiểu một cách nôm na nhập trạch chính là vào nhà. Từ đó có thể hiểu lễ nhập trạch là làm lễ vào nhà. Nếu thực tế bạn đăng ký cư trú, tạm trú với chính quyền thì lễ nhập trạch tương đương với việc đăng ký hộ khẩu trước các thần linh và thổ địa cai quản, quản lý ngôi nhà mới của bạn.
Lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
Để nghi lễ nhập trạch được hoàn hảo tránh những thiếu sót chúng ra cần chuẩn bị thật chu đáo tránh mạo phạm thần linh. Dưới đây là danh sách cần chuẩn bị:
- Chọn ngày tốt làm lễ
- Sắm lễ, chuẩn bị mâm cúng
- Chuẩn bị văn khấn nhập trạch
- Chuẩn bị các vật phẩm khác
Xem ngày tốt làm lễ nhập trạch
Nên tránh nhập trạch vào tháng 7 dương lịch lẫn tháng 7 âm lịch bởi liên quan trực tiếp đến người âm. Hãy cố gắng tránh những ngày xấu bao gồm Dương Công Kỵ, Thọ Tử và Tam Nương mà lựa chọn những ngày thuộc về hành Thủy – Kim. Bởi theo quan niệm từ xa xưa, hành Thủy và hành Kim rất tốt: hành Thủy giúp quản tài lộc còn hành Kim chính là Kim Tiền mang đến tài lộc cho các gia chủ.
Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch (Sắm lễ nhập trạch)
Theo phong tục truyền thống, lễ cúng nhập trạch cần chuẩn bị như sau: mâm ngũ quả, mâm lễ hương hoa và mâm cúng chay hoặc mặn tùy từng gia đình.
Nghi lễ nhập trạch tại nhà chung cư.
- Mâm lễ cúng hoa quả: Bạn cần lựa chọn đủ 5 loại trái cây là các quả to, căng bóng, màu sắc bắt mắt. Sau khi chọn xong đem rửa sạch và sắp xếp lên mâm và bày trí sao cho phù hợp.
- Mâm lễ hương hoa: Với mâm cúng này, bạn cần chuẩn bị một số loại lễ vật như sau: Hoa tươi, hương, 1 cặp nến, trầu cau đã têm sẵn, vàng mã, muối, gạo, nước.
- Mâm cơm cúng trong lễ nhập trạch: Tùy thuộc vào mỗi gia đình mà chọn cúng mâm cơm chay hay mâm cơm mặn. Với mâm cúng mặn, gia chủ chuẩn bị theo lễ nghi của từng vùng miền mà không cần quá câu lệ. Đối với mâm cơm chay, thường mâm cúng này sẽ có từ 4 món trở lên bao gồm các món cơ bản như: Nem chay, rau củ xào chay, canh nấm hoặc xôi chè…
Chuẩn bị văn khấn nhập trạch
Văn khấn nhập trạch bao gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Lưu ý khi đọc văn khấn phải rõ ràng, chân thành và phải theo quy tắc đọc văn khấn thần linh trước, đọc văn khấn gia tiên sau.
Nghi lễ nhập trạch.
Chuẩn bị các loại vật phẩm khác
- Bếp than để chính giữa cửa
- Chiếu hoặc nệm (đang sử dụng )
- Thành viên mỗi người cầm theo 1 vài vật phẩm may mắn như: Gạo, muối, vàng, tiền bạc, chổi mới, bếp than, bếp gas. Lưu ý: Tuyệt đối không được đi tay không.
Các bước tiến hành nghi lễ nhập trạch
- Bước 1: Việc đầu tiên cần làm khi thực hiện nghi lễ nhập trạch là đốt lò than và để chính giữa cửa chính. Để tránh mất thời gian một thành viên trong gia đình nên tới nhà mới trước và thực hiện việc đốt lò.
- Bước 2: Khi đồ dùng gia đình được chuyển tới thì bày mâm cúng lên ngay ngắn. Chuẩn bị sẵn các vật phẩm sẵn sàng làm lễ nhập trạch.
- Bước 3: Chủ nhà bước qua lò than trước tiên. Tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên. Lưu ý chủ nhà nên là người nam trụ cột của gia đình. Khi bước qua lò than thì chân trái bước trước, chân phải bước sau.
- Bước 4: Các thành viên cũng lần lượt theo chủ nhà bước qua lò than. Tay cầm theo các vật phẩm may mắn đã chuẩn bị sẵn. Tuyệt đối không đi tay không.
- Bước 5: Sau khi vào nhà mới. Việc đầu tiên cần làm là thắp sáng nhà mới: mở tất cả các bóng điện và các cánh cửa. Việc làm này tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.
- Bước 6: Các thành viên bày mâm cúng ở giữa nhà. Số khác thực hiện việc sắp xếp bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Ông Địa, Thần Tài cho ngay ngắn.
- Bước 7; Một thành viên đại diện thắp nhang và đọc văn khấn. Các thành viên khác đứng chắp tay, nghiêm trang trước mâm cúng.
- Bước 8: Sau khi đọc văn khấn nhập trạch xong. Trong thời gian chờ nhang tàn Gia chủ nấu nước pha trà. Việc nấu nước mang ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho nhà mới. Nên để nước sôi 5-7 phút trước khi pha trà. Trà pha xong dâng lên mâm cúng và cho các thành viên dùng.
- Bước 9: Tiến hành hóa vàng. Sau khi cháy hết thì dùng rượu rưới lên tàn tro. 3 hũ gạo, muối, nước gia chủ nên giữ lại để dâng lên bàn thờ Táo quân. Biểu hiện cho sự đầy đủ.
- Bước 10: Hoàn tất nghi lễ nhập trạch và chuyển đồ vào nhà mới và sắp đặt.
Những lưu ý về thủ tục làm lễ nhập trạch
Trong ngày làm lễ nhập trạch bạn cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
- Nhập trạch lấy ngày. Nếu bạn đã chọn được ngày đẹp chuyển nhà nhưng vì lý do nào đó chưa thể chuyển về được thì nên làm lễ nhập trạch lấy ngày tốt.
- Lễ nhập trạch nhà chung cư cũng giống nhập trạch nhà mới dưới đất. Tuy chúng ta có phần hạn chế không được tự do như ở nhà riêng dưới đất. Mọi sinh hoạt đều phải tuân theo quy định chung của BQL chung cư.
- Lễ cúng nhập trạch văn phòng mới. là lễ thể hiện lòng thành của doanh nghiệp với thần linh mong muốn công việc kinh doanh thuận lợi, suôn sẻ, thành công tiến tới.
- Lễ nhập trạch nhà thuê, nhà trọ. Tùy vào quan điểm của mỗi người có thể làm lễ nhập trạch hay không. Về các bước tiến hành không khác với thủ tục nhập trạch nhà mới.
Trên đây là những thông tin về “Những nghi thức cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch”. Mong rằng nó thực sự hữu ích với bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để nắm bắt những thông tin mới nhất nhé!
Xem thêm bài viết: Những Điều Kiêng Kỵ Trong Lễ Nhập Trạch