Thiết kế nhà thông minh mang đến những lợi ích tốt nhất cho gia đình bạn. Bạn có thể kiểm soát ngôi nhà của mình ở bất kì đâu qua điện thoại thông minh. Chính vì vậy, nhu cầu lắp đặt nhà thông minh ngày càng tăng trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, quy trình lắp đặt này không dễ, muốn lắp đặt thiết kế nhà thông minh trong gia đình mình thì các gia chủ cần tìm hiểu thật kỹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về quy trình khi lắp đặt thiết kế nhà thông minh.
Tại sao nên lắp đặt nhà thông minh?
- Lắp đặt nhà thông minh sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống. Trước kia, khi muốn bật hay tắt bóng đèn, bạn cần phải di chuyển đến vị trí của công tắc, nhưng với nhà thông minh, bạn có thể ngồi ở bất cứ đâu để bật, tắt đèn, hay thậm chí cài hẹn giờ đến trời tối để đèn tự bật, giờ đi ngủ tự tắt, giúp bạn tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian. Hơn nữa chúng còn giúp tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ cho bóng đèn. Mọi thứ sẽ trở nên tiện lợi hơn rất nhiều khi bạn lắp đặt thiết kế nhà thông minh.
Lắp đặt nhà thông minh giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống.
- An tâm sống và làm việc. An ninh là một phần quan trọng trong hệ thống thiết bị của ngôi nhà thông minh. Hệ thống an ninh này sẽ giúp bạn phát hiện được việc có người đột nhập vào nhà hoặc hiện tượng cháy nổ. Chúng sẽ cảnh báo cho bạn qua điện thoại nếu các hiện tượng lạ xảy ra. Vậy nên, bạn có thể an tâm hơn khi ở nhà hoặc khi đi du lịch dài ngày.
- Nâng cao giá trị của ngôi nhà. Với hệ thống điều khiển từ xa, hẹn giờ và hệ thống an ninh tốt sẽ làm ngôi nhà thông minh của bạn trở nên sang trọng, an toàn và tăng giá trị của ngôi nhà hơn.
Nâng cao giá trị của ngôi nhà.
Các giai đoạn trong quy trình thiết kế và lắp đặt nhà thông minh
Trước khi bắt đầu quy trình thiết kế lắp đặt nhà thông minh, gia chủ cần phải xác định rõ căn nhà của mình đang ở giai đoạn công trình nào. Tùy vào từng giai đoạn mà quy trình có khác nhau đôi chút.
Khi ngôi nhà của bạn đang thiết kế và thi công
Bước 1: Gia chủ cần tìm hiểu về các công nghệ nhà thông minh Smarthome cho căn nhà của mình. Hiện nay có 2 công nghệ Smarthome được sử dụng phổ biến là: Công nghệ sử dụng dây để kết nối thiết bị và công nghệ không dây sử dụng sóng để giao tiếp.
Bước 2: Lựa chọn những giải pháp thông minh phù hợp với nhu cầu của bản thân. Những giải pháp bạn có thể tham khảo như: Điều khiển cửa cuốn, cửa cổng, camera quan sát thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chiếu sáng thông minh, hệ thống an ninh 24/7,...
Khi ngôi nhà của bạn đang thiết kế và thi công.
Bước 3: Thiết kế bản vẽ
Bước thiết kế này giúp bạn hình dung ra vị trí lắp đặt thiết bị sẽ ở đâu trong căn nhà mình và chúng có thực sự phù hợp không. Qua đó giúp gia chủ nắm rõ khối lượng thiết bị cụ thể và ước lượng được chi phí để đầu tư vào một ngôi nhà thông minh. Gia chủ phải xem xét khoản chi này có phù hợp với thu nhập của mình không để đưa ra một quyết định đúng đắn nhất.
Bước 4: Lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị và thi công.
Giai đoạn ngôi nhà đang thi công, đi điện
Nếu nhà của bạn đang ở giai đoạn này, thì bạn không thể lựa chọn được công nghệ nữa. Bạn Chỉ có thể chọn công nghệ không dây vì phần lớn những ngôi nhà ở giai đoạn hoàn thiện đã kéo dây. Bạn cũng không được tự do lựa chọn những giải pháp thông minh cho căn nhà. Một số lựa chọn bạn có thể tham khảo là: Hệ thống an ninh đột nhập không dây, điều khiển chiếu sáng thông minh, điều khiển máy lạnh, TV.
Ngoài 2 bước này thì các bước khác giống với các bước của ngôi nhà đang thiết kế và thi công.
Giai đoạn ngôi nhà đang thi công, đi điện.
Giai đoạn hoàn thiện, đang sử dụng.
Nếu nhà của bạn đang ở giai đoạn này thì hệ thống điện không còn phù hợp với các giải pháp nhà thông minh hiện nay. Nếu cố gắng lắp thì cũng chỉ được một số vị trí. Chính vì vậy, sẽ dễ dàng mang đến cho gia chủ nhiều sự hạn chế trong quá trình sử dụng.
Giai đoạn hoàn thiện, đang sử dụng.
Lời kết
Bài viết “Quy trình lắp đặt thiết kế nhà thông minh” trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết hơn về các bước cụ thể mà các gia chủ cần làm. Nếu bạn đang xây nhà hay có dự định lắp đặt một ngôi nhà thông minh mà còn nhiều băn khoăn thì hãy tham khảo kỹ những thông tin trong bài viết này nhé! Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn kinh nghiệm mới.