Dinh thự Vua Mèo - Dinh thự họ Vương tỉnh Hà Giang

Tại Hà Giang hiện nay vẫn còn gìn giữ được nét đẹp văn hóa mang bản sắc dân tộc với nhiều kiến trúc cổ nổi tiếng. Trong đó có dinh thự Vua Mèo tại xã Sà Phìn thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm.

Dinh thự Vua Mèo hay Dinh thự nhà họ Vương (Nhà Vương) nằm ở xã Sà Phìn - huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang là một khu di tích nổi tiếng. Tại đây, bạn đọc sẽ thấy được hình ảnh rõ nét cuộc sống cách đây gần một thế kỷ của “Vua Mèo” - Vương Chính Đức. Ngày nay, rất nhiều tài liệu còn ghi chép thông tin về dinh thự cho biết kiến trúc này xây dựng từ năm 1919 phục vụ cho việc sinh hoạt gia đình của ông Vương Chính Đức. Ông là một quan thổ ty giàu có ở vùng cao nguyên đá, người Mông ngày xưa tôn sùng ông làm vua, cai quản một vùng đất rộng lớn gồm 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.

Dinh thự Vua Mèo nhìn từ trên cao.

Dinh thự Vua Mèo nhìn từ trên cao.

Dưới thời Pháp thuộc, ông Vương Chính Đức (1865 - 1947) chính là “thủ lĩnh” của người Mông ở Đồng Văn. Ngày nay,người dân vẫn gọi khu nhà của ông là Dinh thự “Vua Mèo”. Công trình này có kiến trúc đặc sắc bậc nhất thuộc tỉnh Hà Giang và được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm.

Phía bên trong Dinh thự Vua Mèo.

Phía bên trong Dinh thự Vua Mèo.

Khu dinh thự nằm ở một gò đất có hình mai rùa, xung quanh đều được bao bọc bởi những dãy núi cao, mang đậm dấu ấn các yếu tố về phong thủy, tốt cho việc phòng thủ, và được xây dựng vô cùng kiên cố. Bên trong khu dinh thự, ngay phía cổng là những hàng cây sa mộc cao vút, thẳng tắp với tuổi đời tính bằng thế kỷ. Cổng dinh được làm bằng đá hiện lên bề thế và chạm trổ rất tinh tế. Còn đối với cổng nhà thì kì công với thiết kế cong, uốn lượn với những cánh dơi, tạo nên hình ảnh biểu tượng cho chữ “Phúc”. Những người thợ mộc ngày xưa, đã rất kỳ công để làm nên một chiếc mái cổng bằng gỗ với nhiều kiểu hoa văn được chạm khắc tinh xảo. 

Dinh thự Vua Mèo được xây dựng từ rất nhiều gỗ.

Dinh thự Vua Mèo được xây dựng từ rất nhiều gỗ.

Khu dinh thự Vua Mèo là sự kết hợp giao thoa giữa các nền văn hoá Trung Quốc - Mông - Pháp. Kiến trúc toà dinh tương ứng với một phần kiến trúc đời nhà Thanh - Trung Quốc. Hoa văn trong dinh thự là nét đặc sắc nghệ thuật của người Mông và nghệ thuật của Pháp. 

Toàn dinh thự có 3 dãy tiền, trung, hậu với 64 phòng và đặc biệt cả ba dãy nhà từ cột, kèo, sàn, vách đến mái đều được làm bằng gỗ quý.

 

Người dân địa phương vẫn truyền tai nhau rằng, nơi ở ban đầu Vua Mèo là nằm bên trong chân núi cao cạnh một hẻm núi lớn. Nhưng sau đó, nghe góp ý từ một thuộc hạ thân cận rằng địa thế ở đó không hợp phong thủy thì ông Vương Đức Chính đã thầy phong thủy am hiểu thiên văn, địa lý để tìm một nơi ở mới hợp với “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Vị thầy đó chính là Trương Chiếu - một thầy phong thủy giỏi ở Trung Quốc được Vua Mèo sai người sang tận nơi mời về. Sau đó, Trương Quyết đã quyết tâm chọn Sà Phìn làm nơi ở mới cho Vua Mèo. Thầy quả quyết rằng thứ được thung lũng Sa Phìn bao quanh kia là một quả đồi hình con rùa, xây dựng trên lưng rùa sẽ giàu sang phú quý, cũng là mảnh đất mà anh hùng quy tụ.

Gia đình Vua Mèo.

Gia đình Vua Mèo.

Chính quyền tỉnh Hà Giang và dòng họ Vương vẫn không ngừng quan tâm trùng tu, tôn tạo, quản lý và quảng bá di tích Dinh thự Vua Mèo trở thành một trong những điểm thăm quan, nghiên cứu hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nước. Di tích là niềm tự hào của gia tộc họ Vương và là nét biểu tượng văn hóa, lịch sử Việt Nam hào hùng.

Bình luận