Nhà cổ Ba Đức - Điểm du lịch Tiền Giang nổi tiếng

Mảnh đất sông nước Tiền Giang với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nhất khu vực miền Tây, trong đó có Nhà cổ Ba Đức có tuổi đời cả trăm năm.

Tại làng cổ Đông Hòa Hiệp có hơn 36 ngôi nhà cổ tuổi đời từ 80 tới 200 năm, đặc biệt là ngôi nhà cổ nằm trên khuôn viên rộng hơn 2 hecta đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Tiền Giang. Đó chính là Nhà cổ Ba Đức do ông Phan Văn Đức trông nom, quản lý và chứa đựng nhiều giá trị truyền thống.

Điểm du lịch Nhà cổ Ba Đức nổi tiếng tại Tiền Giang.Điểm du lịch Nhà cổ Ba Đức nổi tiếng tại Tiền Giang.

Vào năm 1732, vua Chân Lạp Satha II dâng lên Chúa Nguyễn Phúc Chú hai mảnh đất Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) và Vĩnh Long để cầu hoà. Sau đó Chúa Nguyễn đã lập nên dinh Long Hồ, đặt thủ phủ tại thôn An Bình Đông (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Kể từ đó, xã Đông Hoà Hiệp đã thu hút giới quan lại và địa chủ đến sinh sống và góp phần hình thành các ngôi nhà mang kiến trúc truyền thống Nam Bộ xen kẽ giữa vườn cây trái rộng lớn. 

Vào năm 1850, cụ Phan Văn Đặng đã xây dựng Nhà cổ Ba Đức. Trải qua nhiều năm thăng trầm của lịch sử, tới năm năm 1938, cụ Phan Văn Cương đã tiến hành trùng tu và sửa chữa lại ngôi nhà. Sinh thời, cụ Phan Văn Cương là một quan viên dưới chế độ Pháp và có cơ hội tiếp xúc và tiếp thu tinh hoa kiến trúc Phương Tây. Từ đó, ngôi nhà dần dần được điều chỉnh theo lối kiến trúc Đông – Tây kết hợp.

Khung cảnh bên ngoài Nhà cổ Ba Đức.Khung cảnh bên ngoài Nhà cổ Ba Đức.

Nhà cổ Ba Đức gồm 2 phần nhà trên và nhà dưới cách nhau khoảng sân gọi là thiên tĩnh (giếng trời) đóng vai trò trong việc cung cấp ánh sáng cũng như làm ấm cho toàn bộ không gian của nhà. Phía bên ngoài ngôi nhà được thiết kế theo kiến trúc phương Tây với cột trụ tròn, mái vòm cong và điêu khắc hoa văn tinh xảo. Bên trong ngôi nhà sử dụng gỗ để hoàn thiện các thiết kế dựa trên phong cách kiến trúc dân gian Nam Bộ. Ở chính giữa nhà có bốn cột gỗ khắc câu đối: 

“Tích Đức Thắng Di Kim, Xử Thế Đương Kim Tư Mã Huấn”

“Di Thiện Dỉ Di Bảo, Trì Thân Nhi Tĩnh Sở Thơ Ngôn”

Nghĩa của câu đối trên là nhắc nhở con cháu giữ gìn đạo đức, vì đạo đức đáng giá hơn giữ vàng và làm điều thiện còn quý hơn giữ báu vật. Ngoài ra, Nhà cổ Ba Đức còn gìn giữ nhiều cổ vật thuộc triều Nguyễn (thời Pháp thuộc) như 3 bộ tủ thờ cẩn xà cừ niên đại khoảng thế kỷ XX, liễn đối, đèn Pháp,…

Bức tranh thể hiện khung cảnh đất Cái Bè xưa được trang trí trên tường của Nhà cổ Ba Đức.Bức tranh thể hiện khung cảnh đất Cái Bè xưa được trang trí trên tường của Nhà cổ Văn Đức.

Trước đây, phía nhà sau là một ngôi nhà khá rộng bao gồm nhà bếp, nhà ăn và nhà kho dùng để chứa lúa gạo và công cụ sản xuất,… Tiếc thay, chiến tranh đã góp phần làm hư hại nặng nề phía nhà sau và chỉ còn lại một phần nhỏ dùng làm nhà bếp.

Nhằm bảo tồn nhà cổ của mình và góp phần giới thiệu văn hoá địa phương nên ông Phan Văn Đức bắt đầu tôn tạo ngôi nhà thành khu tham quan, nghỉ dưỡng mang tên Nhà cổ Ba Đức vào năm 1994.

Từ năm 2017, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ban hành quyết định công nhận làng cổ Đông Hòa Hiệp là Di tích Văn hóa cấp quốc gia đã giúp địa phương thu hút lượng lớn khách du lịch tới tham quan. Công ty TNHH Nhà cổ Ba Đức cũng chính thức ra đời, phát triển các dịch vụ.

Năm 2020, món bánh phồng tôm được đông đảo du khách ấn tượng và yêu thích tại Nhà cổ Ba Đức được công nhận OCOP 4 sao. 

Bánh phồng tôm Nhà cổ Ba Đức

Chỉ sau đó 1 năm, UBND tỉnh Tiền Giang đã chính thức công nhận Điểm du lịch Nhà cổ Ba Đức đạt chuẩn OCOP 4 sao vào năm 2021. 

Điểm du lịch Nhà cổ Ba Đức đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Món bánh phồng tôm truyền thống cùng các loại thực phẩm khác của Nhà cổ Ba Đức vẫn thường xuyên được người dân địa phương sử dụng vì độ ngon của nó. Nếu có cơ hội tới thăm Tiên Giang, bạn đọc hãy dành thời gian ghé điểm du lịch Nhà cổ Ba Đức hơn 170 năm tuổi đặc biệt này nhé.

Bình luận