Quy trình làm pháp lý của dự án bất động sản

Hoạt động bỏ vốn đầu tư nhằm thiết lập một mô hình kinh doanh trên khu đất hay dự án bất động sản đều có một quy trình phát triển dự án nhằm thỏa mãn các quy định về pháp lý và mục tiêu hiệu quả kinh doanh.

Quy trình làm pháp lý của dự án bất động sản.

Đối với mỗi dự án bất động sản khác nhau sẽ có quy trình làm pháp lý khác nhau, nhưng thông thường sẽ có đặc điểm chung theo các nhóm và các bước đúng quy định của pháp luật.

Nhóm pháp lý dự án bất động sản

Để dễ dàng hiểu và tiếp cận tới các pháp lý bất động sản, bạn đọc có thể quan tâm tới các nhóm chính:

  • Pháp lý liên quan đến đất.
  • Liên quan đến công trình trên đất.
  • Liên quan đến Pháp nhân, hay là doanh nghiệp chủ đầu tư.

Trong pháp lý nhà riêng thì chỉ có pháp lý đất, và pháp lý công trình trên đất; đối với Dự án, được phát triển bởi Pháp nhân là doanh nghiệp cần phải có mục xác định tư cách của Doanh nghiệp.

Quá trình hình thành Dự án bất động sản

Tại Việt Nam, Dự án bất động sản chỉ xuất hiện từ sau những năm 1993, vì đó là cột mốc các công ty bất động sản bắt đầu hình thành trong nước. Do đó, không có Chủ đầu tư nào sở hữu đất lâu năm, mà đều phải nhận chuyển nhượng lại từ một đối tượng khác (Dân hoặc các Doanh nghiệp nhà nước).

 

Danh mục pháp lý của Dự án bất động sản

 

Pháp lý của dự án bất động sản thường theo các mốc như sau:

  1. Công nhận chủ đầu tư
  2. Đăng ký đầu tư Dự án
  3. Đền bù – giải tỏa – tái định cư
  4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần gần nhất
  5. Nhiệm vụ quy hoạch
  6. Chứng chỉ quy hoạch (giấy phép quy hoạch)
  7. Hê duyệt Quy hoạch tỉ lệ 1/500
  8. Thỏa thuận Tổng mặt bằng & Phương án kiến trúc
  9. Điều chỉnh quy hoạch
  10.  Công bố quy hoạch
  11. Chấp thuận đầu tư
  12. Phê duyệt Dự án đầu tư
  13. Ký quỹ
  14. Chuyển mục đích sử dụng đất
  15. Giao đất
  16. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Chủ đầu tư
  17. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua.
  18. Chuyển nhượng Dự án
  19. Thỏa thuận đấu nối hạ tầng
  20. Xin phép san lấp
  21. Xin phép xây dựng hạ tầng
  22. Nghiệm thu hạ tầng theo tiến dộ Dự án
  23. Thẩm duyệt thiết kế cơ sở
  24. Thẩm duyệt Thiết kế Thi công
  25. Xin phép xây dựng
  26. Thông báo khởi công
  27. Nghiệm thu móng
  28. Thông báo huy động vốn (xác nhận đủ điều kiện bán hàng)
  29. Giải chấp ngân hàng (nếu có thế chấp)
  30. Đăng ký hợp đồng mẫu
  31. Lắp đặt và nghiệm thu PCCC
  32. Nghiệm thu & Bàn giao công trình từ nhà thầu xây dựng cho Chủ đầu tư
  33. Hoàn công
  34. Bàn giao nhà cho người mua
  35. Cấp số nhà
  36. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu nhà ở


Đây là danh sách sơ bộ chung của các dự án bất động sản. Nhưng còn phụ thuộc vào quy mô, tính chất của mỗi dự án sẽ có những bước bổ sung hoặc lược bỏ để phù hợp với quy định của pháp luật. Các dự án khác nhau thì có thể thứ tự các bước thực hiện cũng khác nhau và không tuân theo lộ trình pháp lý như chúng tôi cung cấp.

 

Thế nên, gần như không có Dự án nào Hoàn chỉnh pháp lý ngay từ ban đầu cả, mà chỉ có thể Lộ trình rõ ràng thôi. Pháp lý và thực tế bên ngoài Dự án có sự liên kết với nhau, thế nên những gì bạn thấy ngoài hiện trường và những nội dung pháp lý hoàn thành đi kèm sẽ quyết định rằng Lộ trình pháp lý có “ổn” hay không.

 

Quy trình phát triển của các dự án bất động sản được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý có liên quan. Để phát triển một dự án phải trải qua rất nhiều thủ tục nhằm đảm bảo sự an toàn đối với dự án và cho chính những khách hàng tham gia mua dự án. Việc nắm rõ các pháp lý liên quan tới dự án sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin trước khi ra quyết định giao dịch sản phẩm liên quan tới dự án bất động sản.

Videos khác

Bình luận