Tại Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đất đai. Chính vì vậy, Nhà nước cần tạo ra khung pháp lý cho thị trường Bất động sản trong nước.
Để tránh những rủi ro không đáng có liên quan tới bất động sản, những người sở hữu, giao dịch cần phải nắm rõ về khung pháp lý của thị trường bất động sản gồm có: Luật đất đai 2018, Luật kinh doanh bất động sản 2014, Luật nhà ở 2014, Bộ luật dân sự 2015, Luật đầu tư 2020, Luật thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:
1. Những khái niệm cơ bản về bất động sản
Những khái niệm cơ bản về tài sản bất động sản được quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015:
- Điều 107 Bộ Luật Dân sự 2015: Định nghĩa về bất động sản.
- Chương 13: Quyền sở hữu (Điều 186 - Điều 244) Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Phần thứ ba Nghĩa vụ và hợp đồng Bộ Luật Dân Sự 2015: Khái niệm thế chấp tài sản.
2. Những quy định liên quan đến đầu tư Bất động sản
Để tham gia đầu tư bất động sản, các bạn cần phải nắm rõ:
- Điều 7 Luật đầu tư 2020: Bất động sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Điều 46 Luật đầu tư 2020: Chuyển nhượng dự án bất động sản.
- Luật nhà ở 2014 và Luật kinh doanh bất động sản 2014: Sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư bất động sản.
3. Luật đất đai 2018
Luật đất đai 2018 là văn bản pháp lý quan trọng nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản, quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ nước Việt Nam.
4. Luật kinh doanh bất động sản 2014
Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định về kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản và quản lý Nhà nước về kinh doanh bất động sản.
5. Luật nhà ở 2014
Luật nhà ở 2014 quy định về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý Nhà nước về nhà ở và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý Nhà nước về nhà ở:
- Quy định về chủ sở hữu nhà ở và đối tượng được sở hữu nhà ở.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
- Phát triển nhà ở tại các vùng đô thị, nông thôn, miền núi.
- Phát triển nhà ở theo dự án, phát triển nhà ở riêng lẽ của hộ gia đình, cá nhân, phát triển nhà ở thương mại…
- Các giao dịch về nhà ở.
6. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập chịu thuế theo Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2007 sửa đổi bổ sung 2012:
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
- Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
Pháp lý thị trường bất động sản liên tục thay đổi theo thời gian để giải quyết được phần lớn các khúc mắc cho việc tham gia thị trường của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Giúp cải thiện đáng kể tính minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam cũng như tạo nên môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và môi trường đầu tư kinh doanh bất động sản nói riêng trở nên thông thoáng hơn. Việc nắm rõ các khung pháp lý của thị trường bất động sản sẽ giúp các bạn an tâm hơn trong quá trình tìm hiểu để giao dịch tài sản giá trị cao như bất động sản. Tránh được những rủi ro không đáng có khi sở hữu bất động sản theo hình thức đầu tư hay sử dụng.